Đà Nẵng: Xử phạt người đăng thông tin 'hộp cơm chỉ có thịt chuột' ở Quảng Nam
Khuyến khích: Nguyễn Ngọc Đỉnh – Anh Đào (Chi cục Thống kê TP.HCM - Công an Quận Tân Phú)Sau Hà Nội và TP.HCM, sao Michelin tới Đà Nẵng
TS Phan Ngọc Sơn là người cực kỳ tâm huyết với thể thao nói chung và bóng đá nói riêng, thường xuyên có mặt ở những giải quốc tế để cổ vũ cũng như học hỏi về quy hoạch cơ sở vật chất, cách thức tổ chức chuyên nghiệp để áp dụng cho bóng đá sinh viên Việt Nam.Đam mê đó của TS Phan Ngọc Sơn đã đi vào hành động thực chất khi Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai (DNTU) có 3 lần đại diện sinh viên Việt Nam tham dự Giải bóng đá các trường đại học châu Á (AUFF). Trong lần đầu góp mặt ở giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam - cúp THACO năm 2024, đội bóng DNTU đã thực sự trở thành hiện tượng, chơi rất bản lĩnh và đoạt tấm HCĐ chung cuộc.TS Phan Ngọc Sơn chia sẻ với Báo Thanh Niên: "DNTU đã nuôi đội bóng này hơn 1 năm trời để chuẩn bị cho giải bóng đá TNSV cúp THACO với khẩu hiệu "Các nhà tri thức đá bóng": các em vừa đá bóng vừa hoàn thành nghĩa vụ của mình trên giảng đường. Đồng thời, DNTU cũng mạnh dạn tiên phong mở cơ chế thu hút nhân tài bóng đá.Có nhiều con đường để hướng tới vinh quang, để vươn ra thế giới chứ không chỉ có nghiên cứu khoa học. Khi đi ra ngoài, tôi mới thấy còn rất nhiều thứ chúng ta nên làm và có thể làm được. Thể thao là một trong những hướng đi đó, khi sinh viên Việt Nam đang thiệt thòi nhiều so với bạn bè quốc tế.Tôi nghĩ đi ra thế giới, chúng ta đừng tự ti mà phải tự tin. Kế đến, người lớn hãy tạo điều kiện để các bạn thanh niên, bạn sinh viên tìm kiếm thành công trên con đường của họ. Nếu chúng ta tạo điều kiện, thỏa mãn được các yêu cầu thì Việt Nam hoàn toàn có thể thành công.Một trăn trở lớn là câu chuyện thể lực, sức vóc. Sức lực của chúng ta đang yếu, sinh viên của chúng đang yếu, phần lớn người Việt Nam đang yếu về thể chất. Do vậy chúng ta phải đầu tư hơn nữa vào thể thao để cải thiện nó, không thể đổ thừa cho vấn đề hay tìm lý do mãi được.Tôi rất tâm đắc khi dự khán và theo dõi giải TNSV THACO cup 2025, với quy cách tổ chức gần như là chuyên nghiệp, đánh đúng nhu cầu rất lớn của cộng đồng sinh viên toàn quốc, trong 266 trường ĐH trên cả nước. Từ giải thứ nhất đến giải thứ 2 và bây giờ là mùa thứ 3 tôi thấy hoàn toàn khác hẳn. Tôi nghĩ đây là tín hiệu đúng để Báo Thanh Niên nâng tầm giải lên nữa với giải bóng đá Thanh Niên sinh viên quốc tế 2025 - cúp THACO để cho các em cọ xát. Trong khả năng, nếu cần tôi sẽ làm mọi cách đưa những đội bóng tốt để tham gia cùng với mình, nâng tầm lên và tạo ra hiệu ứng lan tỏa".Ngày 30.1.2020, TS Phan Ngọc Sơn đã được bổ nhiệm vị trí Phó chủ tịch của Liên đoàn Bóng đá các trường đại học châu Á (AUFF) tại Hàn Quốc với hy vọng phát triển phong trào bóng đá cho sinh viên nhà trường và châu lục. Đặc biệt, năm nay DNTU đã thành công giành quyền đăng cai giải bóng đá các trường đại học châu Á bước sang tuổi thứ 10, trong cuộc đua với ứng viên hàng đầu Oman và Philippines. Ông chia sẻ: "Tôi nói với ông chủ tịch AUFF rằng năm 2025 là năm đặc biệt kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Việt Nam, cũng là kỷ niệm 20 năm ngày thành lập DNTU. Lý do thứ 3, mọi người đã biết Việt Nam máu lửa về bóng đá, sinh viên chúng tôi đang muốn vươn lên tới đỉnh nên hãy nhường cho chúng tôi. Tôi cũng nói với đại diện Oman như thế và họ rất vui vẻ đồng ý để giải tổ chức tại Việt Nam vào tháng 5 tới".Với kinh nghiệm 3 lần tham dự AUFF, TS Phan Ngọc Sơn khẳng định sinh viên Việt Nam sẽ không thua kém ai nếu được đầu tư đúng mức: "Cơ duyên tôi đến với AUFF, là những lần đi ra nước ngoài mới thấy thể lực của các bạn sinh viên quốc tế rất tốt, các trường đều có các đội tuyển bóng đá. Việt Nam có lợi thế duy nhất là số lượng sinh viên đông, rất máu lửa với bóng đá nhưng thể lực và cơ sở vật chất còn yếu.Một động lực rất lớn của tôi, chính là khi cho các em ra ngoài cọ xát, nhìn thấy ánh mắt của các em toát lên nét tự hào lúc chào cờ, tôi tự nhủ tốn bao nhiêu cũng phải làm. Đứng cùng với các quốc gia châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Oman, Thái Lan… dù sinh viên Việt Nam có thể vẫn còn thua thiệt hơn về sức vóc, nhưng các em vào sân đều rất quyết tâm khi sánh vai tranh tài với các quốc gia anh em châu Á.Do vậy, tôi quyết định đầu tư căn cơ vào thể thao nói chung và bóng đá nói riêng, tạo sân chơi cho các em để thấy rằng các em sinh viên Việt Nam không thua kém ai hết. Sinh viên Việt Nam đến từ một trường đại học ở Việt Nam thì chúng ta vẫn có quyền để ngang bằng với tất cả các bạn bè từ các trường đại học khác".DNTU: Đầu tư 6 ha làm tổ hợp thể thao hiện đại tại Long ThànhCũng theo TS Phan Ngọc Sơn, Trường DNTU đã quyết định sẽ đầu tư mạnh cho chiến lược xây dựng hệ sinh thái bóng đá và đào tạo chuyên sâu bóng đá. Ông bày tỏ: "Các em sinh viên được nhiều thứ: thỏa đam mê, cải thiện sức lực, vẫn hoàn thành đào tạo và tốt nghiệp đại học. Nếu em nào đam mê tiếp chúng tôi sẽ nâng cấp lên thành chuyên nghiệp. DNTU đang chuẩn hóa sân bãi, đã xây xong 1 sân cỏ nhân tạo 11 người để các bạn sinh viên tập luyện bóng đá như một môn thể thao ngoại khóa hàng ngày trong trường.Hiện tại, DNTU đang thỏa thuận với UBND tỉnh Đồng Nai thuê 20 ha đất ở Long Thành trong 50 năm. Trong đó, DNTU sẽ dành 6 ha để tạo thành quần thể thể thao, với tất cả các sân đạt chuẩn từ bóng đá, bơi lội, điền kinh, quần vợt, cầu lông… trong tổ hợp thể thao (complex) hoàn chỉnh, đồng bộ.Tôi tin rằng các trường nước ngoài làm được thì Việt Nam cũng làm được. Nếu DNTU đầu tư cơ sở vật chất tốt, các doanh nghiệp sẽ tài trợ nhiều vì họ rất cần các sản phẩm của DNTU, sẽ được làm nhiều thứ. Do vậy, chúng tôi xác định phải làm, nên làm và phải đạt chuẩn".
4 thiết kế phải xem từ buổi trưng bày Savoir Faire của nhà mốt LV
Thạc sĩ Trương Quang Trị, Phó phòng Công tác sinh viên Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, thông tin Trường ĐH Nguyễn Tất Thành cũng tích hợp các yếu tố công nghệ vào nhóm ngành khoa học xã hội. Ví dụ ngành tâm lý học cũng sẽ có ứng dụng tâm lý học số, chăm sóc sức khỏe tinh thần thông qua nền tảng số... Trường sử dụng công nghệ trong học tập và giảng dạy thông qua các phần mềm mô phỏng cho nhiều ngành học. Giảng viên cũng phải sử dụng công nghệ thuần thục trong giảng dạy.Trường cũng thiết kế tài nguyên giáo dục mở, chia sẻ tài liệu học tập trực tuyến...
Chiều ngày 11.1, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang cho biết, vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Phạm Văn Dũng (48 tuổi), Nguyễn Văn Vàng (30 tuổi), Trần Quốc Trung (33 tuổi) và khởi tố bị can, thực hiện lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Danh Thị Hiếu (60 tuổi), Trần Quốc Cường (28 tuổi, tất cả cùng ngụ tại TP.Phú Quốc) để điều tra, xử lý về hành vi gây rối trật tự công cộng.Theo điều tra, tối ngày 12.12.2024, Phạm Văn Dũng, Nguyễn Văn Vàng, Trần Quốc Trung, Trần Quốc Cường và Danh Thị Hiếu (mẹ ruột của Vàng) đang nhậu tại một nhà hàng ở khu phố 1, P.Dương Đông, TP.Phú Quốc.Trong lúc uống bia, Danh Thị Hiếu cầm ly bia sang bàn bên cạnh để mời bia anh H.V.C và nhóm bạn đang nhậu. Trong cuộc trò chuyện có chút bỡn cợt gây hiểu nhầm nên Dũng và Cường đã đánh vào mặt H.V.C. Tiếp đó, Dũng tiếp tục quay sang đánh và đạp anh L.T.P là người ngồi cùng bàn với anh H.V.C, khiến anh L.T.P ngã ra đường.Trong lúc hỗn loạn, Danh Thị Hiếu lại quay sang đánh vào mặt Trần Quốc Trung thì bị Trung dùng ly thủy tinh đánh trúng đầu gây thương tích. Thấy mẹ mình bị đánh, Vàng lao vào ôm bà Hiếu ra ngoài, nhưng bị Trần Quốc Cường hiểu lầm, chạy đến đánh vào mặt Vàng. Vàng đánh trả và dùng ly thủy tinh ném về phía Cường. Sau đó, Trung tiếp tục đuổi theo Vàng ra ngoài đường đánh nhau cho đến khi được người dân can ngăn.Theo cơ quan điều tra, hành vi của các bị can đã gây náo loạn khu vực, khiến người dân và du khách hoang mang, ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự công cộng và hoạt động kinh doanh tại địa phương. Trong số các bị can bị khởi tố, bị can Phạm Văn Dũng có 5 tiền án về tội gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích và hủy hoại tài sản.Hiện vụ việc được Công an TP. Phú Quốc điều tra, xử lý theo quy định.
Không phải phở hay bún bò, đây là món Việt được ca ngợi có 'cả thế giới hương vị'
Theo thông báo ngày 31.12.2024 của ĐH Quốc gia Hà Nội, đại học này đã thống nhất định hướng về phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy, từ 36 đơn vị thành viên, đơn vị trực thuộc giảm xuống còn 25 đơn vị (giảm 30,5% đầu mối nội bộ).Một giải pháp để ĐH Quốc gia Hà Nội thực hiện việc sắp xếp là thành lập Công viên Công nghệ tiên tiến và đổi mới sáng tạo theo hướng một tổ hợp bao gồm một số đơn vị nghiên cứu khoa học thành viên và trung tâm hỗ trợ, dịch vụ. Tổ hợp này sẽ là một đầu mối tổ chức được hình thành từ sáp nhập 6 đơn vị (trước khi sắp xếp, tinh gọn thì đây là 6 đơn vị trực thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội): Viện Công nghệ thông tin, Viện Tài nguyên và môi trường, Viện Vi sinh vật và công nghệ sinh học, Trung tâm Chuyển giao tri thức và hỗ trợ khởi nghiệp, Trung tâm Dự báo và phát triển nguồn nhân lực, Trung tâm Hỗ trợ sinh viên. Sau khi được sáp nhập vào Công viên Công nghệ tiên tiến và đổi mới sáng tạo, từng đơn vị tiến hành xây dựng đề án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy nội bộ và dự thảo quy định về tổ chức và hoạt động mới của đơn vị. ĐH Quốc gia Hà Nội cũng sẽ thành lập Viện Khảo thí và Đào tạo số (hoặc Viện ĐH Số và Khảo thí) trên cơ sở hợp nhất Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục và Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội. Sáp nhập nguyên trạng Bệnh viện ĐH Y dược vào Trường ĐH Y dược. Sáp nhập nguyên trạng Tạp chí Khoa học ĐH Quốc gia Hà Nội vào Văn phòng ĐH Quốc gia Hà Nội. Hợp nhất Khoa Quốc tế Pháp ngữ vào Trường Quốc tế.Với 11 đơn vị thành viên (gồm 9 trường đại học thành viên, Viện Việt Nam học và khoa học phát triển, Viện Trần Nhân Tông), 3 trường trực thuộc (Trường Quản trị và kinh doanh, Trường Quốc tế, Trường Khoa học liên ngành và nghệ thuật) và 10 đơn vị trực thuộc khác, ĐH Quốc gia Hà Nội yêu cầu có đề án sắp xếp, tinh gọn bộ máy nội bộ ngay trong đầu tháng 1.